RIS ID

74374

Publication Details

Pham, T. (2012). Du doan nhung Hieu ung cua viec thanh lap Toa an Nguoi chua thanh nien o Viet Nam voi viec thuc hien trach nhiem phap ly quoc gia theo Cong uoc quoc te ve quyen tre em (part 2). The People's Court Journal, 58 (1), 36-45.

Additional Publication Information

First lines of Abstract in English........... Since ratification of the Convention rights of the child (CƯQTE), Vietnam has had many attempts and gained remarkable achievements in protecting and promoting the harmonious development of the child. However, there are still many children who are living in these difficult circumstances, not have been those assurances as specified by CƯQTE and the international legal instrument concerned. This means that Vietnam has not yet completed the liability of a Member State of the CƯQTE. The restrictions of a lack of guaranteed rights of children seem to be more severe in the area of Justice, with regard to the rights of the child in violation of the law, children who are victims and witnesses of crime. "How to improve the protection of the rights of the child in the field of Justice" is a great question for not only the function of child protection that both legislative bodies, policymakers and the judiciary of Vietnam.

Abstract

Từ khi phê chuẩn Công ước quyền trẻ em (CƯQTE), Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển hài hòa của trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều trẻ em Việt Nam đang sống trong những hoàn cảnh khó khăn, không có được những sự bảo đảm như các quy định của CƯQTE và các văn kiện pháp lý quốc tế có liên quan. Điều này có nghĩa là Việt Nam chưa hoàn thành trách nhiệm pháp lý của một quốc gia thành viên của CƯQTE. Những hạn chế của việc thiếu được bảo đảm về các quyền của trẻ em dường như nghiêm trọng hơn trong lĩnh vực tư pháp, đối với quyền của các trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là nạn nhân và nhân chứng của tội phạm. “Làm thế nào để nâng cao việc bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực tư pháp” là một câu hỏi lớn đối với không chỉ các cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em mà cả các cơ quan lập pháp, hoạch định chính sách và các cơ quan tư pháp của Việt Nam. Vấn đề này hiện đang được thảo luận rộng rãi, đặc biệt từ khi có Quyết định số 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2011), Phê duyệt chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Trong số đó, quan điểm về việc thành lập tòa án chuyên trách để giải quyết các vụ án liên quan đến trẻ em được xem như một phương án khả thi. Trên phương diện về việc thực hiện trách nhiệm thành viên của CƯQTE, liệu rằng việc thành lập Tòa án người chưa thành niên có hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý quốc gia, đặc biệt là bảo vệ quyền của trẻ em trong lĩnh vực tư pháp? Để trả lời câu hỏi chính này, trên quan điểm của một người nghiên cứu pháp luật về quyền trẻ em, bài viết sẽ giải quyết các câu hỏi phụ sau:

Share

COinS